Trong sự thinh lặng của Thiên Chúa, người ta học được nhân phẩm của con người.
“Để đánh giá người khác, để khuyên bảo hay góp ý người khác, chúng ta hãy bình tâm để xem những ý kiến đó đi đến từ trong thinh lặng nội tâm hay bộc phát từ cái nhìn và đánh giá vội vã. Lời khuyên đến từ người có tài ăn nói có thể hay nhưng chưa chắc đã ý nghĩa và thấm đậm bằng lời khuyên của người nói trong thinh lặng. Đó là ‘sự thinh lặng nhẫn nại biết có một thời để nói và một thời để im’.
Sự thinh lặng cẩn trọng và cân nhắc từng lời, sự thinh lặng thông cảm biểu hiện bằng hành động hơn lời nói. Sự thinh lặng khiêm nhường thừa nhận những giới hạn của mình và mở lòng ra với những ánh sáng khác” (tr.32).
Maurice Zundel khẳng định:
“Trong sự thinh lặng của Thiên Chúa, người ta học được nhân phẩm của con người, người ta thấy được chỉ duy một sự cần thiết, đó là sự thật, sự công chính”.
“Đối với chúng ta, điều tối cần thiết để giữ lấy sự quân bình và bình an là phải liên tục trở về với thinh lặng” - M.Zundel.
M. Hạnh Tử, Ocist
Nhận xét
Đăng nhận xét